Dự báo thị trường bất động sản trong và sau đại dịch Covid 19
Từ góc độ nguồn cung, có thể thấy, đại dịch COVID-19 là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường bất động sản (BĐS). Nhiều doanh nghiệp BĐS đã thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua có nhiều cơ hội thắng thế.
So với quý I/2021, số lượng người tìm mua và thuê BĐS tại các địa phương tăng hơn 54% trong quý II, lượng khách hàng đăng tin rao bán nhà đất cũng tăng hơn 3%. Mức độ quan tâm tìm kiếm nhà đất trên toàn trang tăng 8% so với quý I/2021 và 13% so với cùng kỳ 2020. Lượng tin đăng rao bán BĐS cũng tăng 23% so với quý I và 4% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng ngưởi tìm mua và thuê bất động sản trong quý 2/2021 tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2020.
Khi làn sóng dịch COVID lần thứ 3 được kiểm soát, niềm tin về thị trường BĐS tăng tốc mạnh mẽ trở lại và tạo nên 1 đợt sốt đất trên diện rộng khắp Việt Nam trong quý 1/2021.
Tháng 5/2021 chứng kiến số lượng doanh nghiệp BĐS mới tiếp tục tăng 60,4% so với cùng kỳ 2020 cho thấy những tín hiệu tích cực về sự hồi phục thị trường BĐS trong năm 2021.
Trong khi dòng tiền đang đổ vào chứng khoán thì đây cũng được cho là thời điểm tốt để các doanh nghiệp BĐS chuẩn bị đón dòng vốn chảy vào thị trường khi dịch được kiểm soát, đồng thời cũng sẵn sàn phương án thay đổi linh hoạt để ứng phó với thị trường bất định, linh hoạt trong việc đào tạo và cả mở bán trực tuyến vì dịch có thể quay trở lại bất cứ lúc nào.
Do ảnh hưởng Covid-19, thu nhập người dân trên tổng thể bị suy giảm. Và theo nguyên lý kinh tế vĩ mô, đường cầu phải dịch chuyển về bên trái tức là nhu cầu sử dụng sản phẩm giảm đi, giá bán cũng bị áp lực giảm.
Nhưng trên thực tế thị trường lại cho thấy những dấu hiệu không phù hợp quy luật và nguyên lý, đó là: Cầu thực giảm, thể hiện ở số lượng giao dịch giảm, nhưng tổng tiền vào thị trường có nhu cầu đầu tư bất động sản lại đang cho thấy có dấu hiệu mạnh lên.
Một lượng lớn tiền rút từ các lĩnh vực, thị trường khác (chứng khoán, ngoại hối, các ngành kinh tế suy yếu khác) đang đổ mạnh vào bất động sản tìm cơ hội đầu tư mua sắm. “Áp lực đẩy đường cầu dịch phải đồng nghĩa tạo áp lực tăng giá bán hoặc tăng sản xuất hàng hóa”.
Theo số liệu của một đơn vị nghiên cứu thị trường bất động sản tại TP.HCM, lượng tìm mua cũng như giá bán chung cư tại Thành phố trong quý 2/2021 tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng, cụ thể tăng 5% so với quý 1/2021.
Giá bán ở phân khúc căn hộ chung cư tăng 2% so với quý đầu tiên của năm. Căn hộ trung cấp có giá chào bán khoảng 46 triệu đồng/m2. Trong khi đó, phân khúc căn hộ cao cấp có giá bán trung bình vào khoảng 63 triệu đồng/m2.
Đặc biệt, khu vực phía Đông TP.HCM như TP.Thủ Đức và Q.Bình Thạnh, giá bán căn hộ chung cư tăng mạnh nhất so với quý đầu năm.
Cụ thể, tại TP.Thủ Đức, giá bán chung cư cao cấp tăng từ 2% – 4%. Phân khúc căn hộ trung cấp tăng cao hơn, với 6%. Trong khi đó, Q.Bình Thạnh tập trung nhiều dự án căn hộ cao cấp, mức tăng giá bán trung bình 4%.
Nhìn về dài hạn, BĐS Việt Nam vẫn luôn là thị trường tiềm năng. Như chia sẻ của các chuyên gia, BĐS vẫn là “nơi trú ẩn” tài sản vừa đảm bảo tính an toàn và sinh lời trong các thời kỳ khủng hoảng kinh tế, điều này thể hiện rất rõ thời gian qua khi so sánh mức độ ưu tiên đầu tư giữa BĐS và các kênh khác.
Thêm nữa, từ góc độ nguồn cung, có thể thấy, đại dịch COVID-19 là rủi ro nhưng cũng là cơ hội cho thị trường BĐS. Mỗi năm Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh cần khoảng 140.000 căn nhà, tuy nhiên nguồn cung rất hạn chế từ năm 2019. Do đó, nhiều doanh nghiệp BĐS đã thay đổi chiến lược phát triển sản phẩm. Những đơn vị có nền tảng cơ bản tốt, danh mục sản phẩm đa dạng, hướng đến nhu cầu ở thực của người mua có nhiều cơ hội phát triển