Định giá bất động sản ứng dụng lý thuyết

Kết quả ban đầu ít nhiều đã kiểm chứng được những vấn đề lý thuyết quanh phương pháp định giá bất động sản ứng dụng lý thuyết vị thế – chất lượng và đưa ra những định hướng nghiên cứu tiếp theo

Xuất phát từ những hạn chế trong nghiên cứu lý thuyết về thực tế định giá bất động sản ở Việt Nam đề tài đã đưa ra những quan điểm khoa học và phương pháp định giá bất động sản trên cơ sở phát triển những thành tựu đạt được của lý thuyết vị thế – chất lượng, đồng thời tiến hành kiểm chứng những luận điểm đề ra thông qua nghiên cứu thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả xây dựng được hàm hồi quy giá nhà đất phụ thuộc vào 4 biến cơ bản, như diện tích khuôn viên, số tầng xây dựng, khoảng cách tới trung tâm thành phố và vị trí nhà đát
với hệ số xác định mô hình . Kết quả ban đầu ít nhiều đã kiểm chứng được những vấn đề lý thuyết quanh phương pháp định giá bất động sản ứng dụng lý thuyết vị thế – chất lượng và đưa ra những định hướng nghiên cứu tiếp theo.

1. Đặt vấn đề
Hiện nay việc định giá bất động sản tại Việt Nam chủ yếu dựa trên các chỉ dẫn mang tính hành chính. Giá cả thị trường đất đai và nhà cửa và giá quy định chính thức thường sai lệch nhau rất nhiều dẫn đến các bất cập trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng, tạo cơ hội cho tham nhũng cũng như cản trở việc hình thành một thị trường bất động sản lành mạnh.
Trên thế giới, các phương pháp mới nhất để định giá bất động sản thường dựa vào hàm hồi quy trong đó các thuộc tính của bất động sản như vị trí, diện tích, chiều cao, số tầng nhà, … được sử dụng như các biến số độc lập và giá nhà là biến số phụ thuộc. Với một số giả thiết nhất định, các hàm hồi quy này là nền tảng của phương pháp hedonic price index.
Việc sử dụng có kết quả hàm hồi quy này, tuy nhiên, thường mang tính cục bộ trong một vùng hay một tuyến đường giới hạn, mà không gắn liền được với các thông số đặc trưng của cấc trúc các đô thị cụ thể, và như vậy không thể đưa ra các dự báo quan trọng về biến thiên giá cả bất động sản trên quy mô toàn bộ thành phố.
Phương pháp so sánh thị trường, được sử dụng rộng rãi trong định giá bất động sản hiện nay, được xây dựng trên các quan điểm không thống nhất về bất động sản, về quan hệ cung cầu và giá trị bất động sản. Có thể khẳng định, đến nay chưa có một phương pháp luận khúc triết về định giá bất động sản.
Lý thuyết vị thế – chất lượng được phát triển gần đây (Hoàng Hữu Phê và Patrick Wakely, 2000) đã đưa ra một số gợi ý định hướng xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp định giá bất động sản phù hợp với thể chế kinh tế thị trường.

2. Cơ sở khoa học định giá bất động sản
Trên cơ sở lý thuyết vị thế – chất lượng các quan điểm khoa học định giá bất động sản được đề xất như sau:
a) Quan điểm về bất động sản và dịch vụ bất động sản
Bất động sản có hai thuộc tính: thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội, thuộc tính tự nhiên được biểu hiện thông qua chát lượng bất động sản, thuộc tính xã hội chính là vị thế của nó.
Chất lượng bất động sản bao gồm các đặc tính vật lý đo đếm được như diện tích đất, diện tích xây dựng, số lượng phòng, số tầng cao… Vị thế bất động sản là một hình thức đo sự mong muốn về mặt xã hội gắn với nhà đất tại một địa điểm xác định.
Nó có thể đại diện cho của cải, văn hoá giáo dục, chất lượng môi trường… phụ thuộc vào hệ thống giá trị hiện thời của một xã hội nhất định, và theo nghĩa đó nó có liên quan chặt chẽ tới các điều kiện lịch sử cụ thể, có thể coi đó là chiều thời gian (Hoàng Hữu Phê và Patrick Wakely, 2000)
Hai thuộc tính cơ bản chất lượng và vị thế cấu thành bản chất của bất động sản. Chất lượng và vị thế như là 2 nhân tố đầu vào kết hợp nhau trong một đơn vị bất động sản cụ thể tạo ra một khả năng đáp ứng nhu cầu cho con người, khả năng này được gọi là dịch vụ bất động sản.
b) Quan điểm về tương đối hoá tính dị biệt của bất động sản
Tính dị biệt của bất động sản là do sự khác nhau về thuộc tính chất lượng và vị thế bất động sản tạo ra, nhưng chỉ là dị biệt tương đối. Tức là 2 thuộc tính cơ bản chất lượng và vị thế của các bất động sản khác nhau chỉ khác nhau về mặt lượng của 2 thuộc tính này, chứ không khác nhau về mặt chất, về các yếu tố cấu thành thuộc tính chất lượng và vị thế. Nếu khẳng định các bất động sản khác nhau về mặt chất, tức là đã tuyệt đối hoá tính dị biệt của nó. Từ đó dẫn đến hệ quả không thể so sánh các bất động sản khác nhau.
Quan điểm tương đối hoá tính dị biệt của bất động sản là khẳng định sự khác nhau về mặt lượng giá trị các yếu tố cấu thành chất lượng và vị thế. Quan điểm này cũng không loại trừ sự khác nhau về thành phần yếu tố chất lượng và vị thế. Một yếu tố nào đó không hiện diện ở bất động sản có nghĩa là yếu tố thuộc tính đó có giá trị bằng 0. giá trị yếu tố thuộc tính bằng 0 thì được hiểu là yếu tố đó chưa xuất hiện trong bất động sản cụ thể, chứ không thể khẳng định nó không tồn tại. Như vậy quan điểm tương đối hoá tính dị biệt không mâu thuẫn với quy luật lượng biến thành chất của triết học duy vật biện chứng.
c) Quan điểm về quan hệ cung cầu bất động sản
Bất động sản có 2 thuộc tính cơ bản: chất lượng và vị thế. Chính các thuộc tính này tạo nên tính dị biệt cho từng bất động sản. Vì vậy, trong việc nghiên cứu cung cầu bất động sản, chưa có sự thống nhất, các nhà nghiên cứu gặp không ít trở ngại bởi tính dị biệt, thậm chí một số tác giả hàu như bỏ qua tính dị biệt của bất động sản, đất đai, nhà ở, mà chỉ nói khái quát về cung cầu chung chung (Lê Đình Thắng, 2002). Một số tác giả khác thì cho rằng cung cầu bất động sản trên thị trường là cung cầu về bất động sản quy ước hay cung cầu về dịch vụ bất động sản (Patricia M. Hillebrandt, 2000). Tuy nhiên, khái niệm về bất động sản quy ước, hay dịch vụ bất động sản, mối quan hệ giữa bất động sản hiện vật và bất động sản quy ước, giữa bất động sản hiện vật và dịch vụ bất động sản vẫn chưa được làm rõ. Điều đó dẫn đến việc các lý thuyết về thị trường bất động sản vẫn còn một khoảng cách nhất định với thực tế thị trường, chỉ biết rằng đường cung đi lên, đường cầu đi xuống một cách chung chung, cung cầu gặp nhau hình thành giá cả thị trường đơn vị bất động sản quy ước hay đơn vị dịch vụ bất động sản. Tuy nhiên, từ giá cả này để xác định giá cả của một đơn vị bất động sản hiện vật như thế nào thì không được làm rõ. Ngoài ra, với khái niệm cung cầu chung chung như thế, không thế xác định được tính phân khúc của thị trường theo đối tượng tiêu dùng, không thể xác định các đặc điểm thị trường bất động sản là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, độc quyền, cạnh tranh độc quyền, hay độc quyền nhóm…
Trên quan điểm tương đối hoá tính dị biệt, khẳng định các bất động sản chỉ khác nhau về mặt lượng giá trị các yếu tố thuộc tính và vị thế. Các bất động sản khác nhau về mặt lượng giá trị các yếu tố thuộc tính thì tạo ra khả năng đáp ứng nhu cầu
cho con người là khác nhau.. Khả năng đáp ứng này được gọi là dịch vụ bất động sản và là một biến số phụ thuộc vào chất lượng và vị thế:
Y = f(CL, VT). Cung cầu bất động sản trên thị trường chính là cung cầu về dịch vụ bất động sản (hay là bất động sản quy ước), về tổ hợp chất lượng và vị thế. Trên thực tế, không có người chỉ có cầu về khối bê tông cốt thép của căn nhà, mà không có cầu về vị thế, về quan hệ xã hội với các “cô hàng xóm xinh đẹp”. Ngược lại, không thể chỉ bán mối quan hệ với “cô hàng xóm xinh đẹp”, mà không bán khối bê tông cốt thép của căn nhà.
d) Quan điểm về giá trị bất động sản
Trong thị trường giá cả hàng hoá nói chung và bất động sản nói riêng được hình thành thông qua quan hệ cung cầu. Khi có sự cân bằng cung cầu trên thị trường hình thành giá cả cân bằng thị trường của hàng hoá. Giá cả cân bằng này sẽ thay đổi khi có sự mất cân đối cung cầu: giá giảm khi cung lớn hơn cầu và tăng khi cung nhỏ hơn cầu.
Từ quan điểm nêu trên về quan hệ cung cầu bất động sản, có thể nói sự tương tác cung cầu về dịch vụ bất động sản xác định giá cả của một đơn vị dịch vụ bất động sản P0 Giá cả thị trường của một bất động sản cụ thể được xác định bằng công thức
P=Po x Y với Y = f(CL,VT)
Quan điểm này hiển nhiên được nhiều người chấp nhận. Tuy nhiên, khi tiếp tục nghiên cứu làm rõ nội dung giá trị ẩn chứa bên trong biển hiện bằng tiền của giá cả thị trường thì lại gặp nhiều quan điểm khác nhau về giá trị, như quan điểm kinh tế học chính trị Mác xít, quan điểm kinh tế thị trường và quan điểm marketing hiện đại.
Theo quan điểm kinh tế học chính trị Mác xít, giá trị là lao động không phân biệt nói chung của con người, lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá. Nó là một trong hai thuộc tính của hàng hoá: giá trị và giá trị sử dụng. Trong đó giá trị là thuộc tính xã hội của hàng hoá, là lao động xã hội thể hiện trong hàng hoá. Trong mối quan hệ với giá trị trao đổi thì giá trị là nội dung của giá trị trao đổi, giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá cả là hình thái biểu hiện bằng tiền của giá trị. Từ đó khẳng định đất đai, thành phần cơ bản của bất động sản, không có giá trị vì đất đai không phải là sản phẩm do con người tạo ra, không có lao động kết tinh trong đất đai. Giá cả đất đai P thực chất là địa tô tư bản hoá, xác định theo công thức: P = R/I, với R là địa tô và I là tỷ lệ chiết khấu.
Sau này một số nhà kinh tế trường phái tân Mác xít cho rằng đất đai cũng có giá trị, bởi vì hiện tại đất đai không còn ở trạng thái tự nhiên ban đầu, mà đã có lao động xã hội (lao động sống và lao động vật hoá) kết tinh từ hoạt động đầu tư khai phá và phát triển hạ tầng đất đai; được xác định theo công thức W = C + V + M (Xagaidak A.E., 1992). Nhưng thực tế giá cả thị trường đất đai, đặc biệt là đất đai đô thị, lớn hơn nhiều lần giá trị đầu tư vào đất đai (Nhiêu Hội Lâm, 2004). Như vậy giá trị đất đai không phải là giá trị đầu tư phát triển trên đất đai. Sự lúng túng trong lý giải về giá trị đất đai theo quan điểm Mác xít bắt nguồn từ cụm từ “lao động kết tinh trong hàng hoá” là nền tảng lý lụan giá trị của Mác – là giá trị sức lao động – một phạm trù mà các nhà kinh tế học nhanh chóng nhận ra là “một cuộn dây chằng chịt không cách nào tháo gỡ được.
Thận trọng hơn khi đưa ra khái niệm giá trị, các nhà kinh tế thị trường không đề cập đến phạm trù giá trị sức lao động “kết tinh sức lao động”. Bất kì sản phẩm nào có khả năng đáp ứng được mong muốn của con người đều được coi là có giá trị sử
dụng. Năng lực của giá trị sử dụng này trong việc trao đổi với các sản phẩm/hàng hoá/dịch vụ khác được gọi là giá trị của nó. Giá cả là giá trị tiền tệ của sản phẩm khi nó được giao dịch trên thị trường.
Theo quan điểm kinh tế thị trường, đất đai có giá trị sử dụng được trao đổi trên thị trường, nên nó có giá trị trao đổi. Quan điểm này đơn giản, dễ hiểu, dễ chấp nhận, nhưng không có sức mạnh mô tả bởi tính đơn giản của nó. Hơn nữa dễ dẫn đén sự nhầm lẫn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng, giá trị sử dụng lớn thì giá trị trao đổi lớn và ngược lại (Mã Khắc Vỹ, 1995).
Cũng là quan điểm giá trị trong lĩnh vực marketing hiện đại, xem xét ở một mức độ khái quát hơn, giá trị trao đổi của sản phẩm bao gồm giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Giá trị hữu hình phụ thuộc vào giá trị đầu tư, chi phí, giá thành sản xuất hàng hoá đó, giá trị vô hình phụ thuộc vào tâm lý, nhu cầu, thị hiếu của con người (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2005).
Với quan điểm này thì phạm trù giá trị đất đai, bất động sản được giải thích một cách thuyết phục hơn. Theo đó, giá trị hữu hình ứng với chất lượng nhà đất và giá trị vô hình ứng với vị thế đất đai. Giá trị trao đổi bất động sản có hai thành phần: giá trị sử dụng và giá trị.
Giá trị sử dụng là giá trị hữu hình là cơ sở không gian (diện tích bề mặt) có các tính địa chất, địa hình, địa mạo và sinh thái cùng với các quá trình sinh lý hoá tạo ra độ phì đất kết hợp với giá trị đầu tư trên đất đai tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Và trong kinh tế thị trường giá trị sử dụng được biểu hiện bằng đơn vị tiền tệ thì đấy là giá cả hay giá thành của giá trị sử dụng.
Giá trị đất đai cũng như giá trị thương hiệu phụ thuộc vào vị thế của đất đai. Giá trị là đại lượng vô hình phụ thuộc vào tâm lý, thị hiếu tiêu dùng của thị trường. Bản chất “giá trị vô hình” của đất đai đến từ vị thế, mà nó “ngự trị” trong tâm tưởng – nghĩa là trong tâm tư, nguyện vọng, tình cảm – của khách hàng nói riêng và xã hội nói chung (Tôn Thất Nguyễn Thiêm, 2005). Quan điểm về giá trị vô hình của đất đai chắc chắn cũng được các nhà quản lý đất đai thuộc trường phái Mác xít dễ dàng chấp nhận, khi công nhận tính siêu hình, phi vật thể của giá trị vật chất tạo ra tư bản (Tôn Gia Huyên, Nguyễn Đình Bồng, 2006).
Trong trường hợp vị thế đất đai không khác nhau do con người trong xã hội tất cả đều như nhau thì giá trị trao đổi của hàng hoá đất đai phụ thuộc vào giá trị hữu hình, tức là giá thành sản phẩm. Như vậy quan điểm này phù hợp với quan điểm kinh tế chính trị Mác xít và kinh tế thị trường về giá trị. Những quan điểm này là trường hợp đặc biệt của lý thuyết vị thế – chất lượng trong một môi trường đồng nhất về vị thế.
Như vậy, có thể khẳng định: giá trị trao đổi bất động sản = {giá trị sử dụng (do chất lượng tạo ra); giá trị (do vị thế tạo ra) }. Vấn đề đặt ra: trong một đơn vị hàng hoá bất động sản cụ thể tỷ lệ kết hợp giá trị sử dụng và giá trị trong cơ cấu giá trị trao đổi có bị chi phối bởi quy luật nào không? Hay nói cách khác, giá trị của chất lượng và giá trị vị thế có mối quan hệ với nhau như thế nào? Điều này được làm rõ ở quan điểm sau.
e) Quan điểm về mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị trao đổi của bất động sản
Như đã biết, hàng hoá bất động sản có hai thuộc tính: thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội, thuộc tính tự nhiên chính là chất lượng bất động sản, quyết định giá trị sử dụng, giá trị hữu hình của chất lượng bất động sản; thuộc tính xã hội chính là vị thế
bất động sản, quyết định giá trị, giá trị vô hình của vị thế bất động sản. Cung cầu thị trường bất động sản là cung cầu về dịch vụ bất động sản, tức về tổ hợp chất lượng và vị thế, kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, cân bằng cung cầu trên thị trường hình thành giá trị trao đổi của bất động sản.
Giá trị trao đổi bất động sản = (giá trị chất lượng, giá trị vị thế)
Tỷ lệ kết hợp giữa chất lượng và vị thế trong một đơn vị bất động sản cụ thể bị chi phối bởi quy luật hữu ích biên giảm dần, tương tự như tỷ lệ kết hợp giữa hai nhân tốc sản xuất đầu tư vào tư bản (K) và lao động (L) trong một quy trình sản xuất xác định. Quỹ tích các điểm kết hợp tối ưu giữa chất lượng bất động sản ứng với một vị thế đất đai xác định, đường ngưỡng này chính là đường giá trị trao đổi.

3. Phương pháp định giá bất động sản
Phương pháp định giá bất động sản trình bày dưới đây được tiến hành thông qua các bước như sau:
a) Thu nhập kết quả khảo sát hiện trường hay phân tích số liệu lưu trữ để xác định các biến số:
Các biến số của hàm hedonic có thể thực hiện bằng 2 cách:
– Tổ chức khảo sát hiện trạng mua bán bất động sản trong một khu vực nhất định
– Sử dụng số liệu lưu trữ về mua bán bất động sản
Theo cách thứ nhất, một mẫu (sample) không dưới 150 bất động sản có thể được khảo sát trong thời gian 1,2 tuần để xác lập các biến số. Các thủ tục nghiêm ngặt về kĩ thuật chọn mẫu và khảo sát cần được thực hiện đầy đủ. Một cuộc khảo sát thử cần được tiến hành cho khoảng 5 đến 10 bất động sản để kiểm chứng tính khả thi của bảng hỏi.
b) Phân tích các biến số để thành lập phương pháp hồi quy
Khi thành lập các biến số cần chọn các biến số sao cho – Hệ số liên hệ phải nhỏ hơn 0,5
– Số lượng các biến số không vượt quá 6-7
– Các biến số đều có ý nghĩa về mặt định giá
– Các biến số có thể thuộc loại liên tục hay nhị nguyên
c) Định nghĩa các cực hay nhiều cực vị thế
Việc định nghĩa này dựa vào các hiểu biết về tình hình kinh tế xã hội của thành phố của các chuyên gia
d) Vạch ra các vùng vị thế và hiệu chỉnh các khoảng cách vị thế
e) Chạy hàm hồi quy hedonic để xác định giá nhà đất với các biến số được tổ chức thành hai nhóm liên quan tới vị thế nơi ở (VT) và chất lượng nhà ở (CL) cho mỗi vùng
f) Xác định ngưỡng dựa trên cơ sở VT và CL dự báo
g) Xác định các vùng lồi và vùng lõm của mặt ngưỡng
Về mặt nguyên tắc, các kết quả tính toán xác định giá bất động sản nhà đất đều mang tính chất thống kê có nghĩa là
– Các quả đều được coi là chính xác với một độ tin cậy nào đó, ví dụ 90-95%
– Các phương pháp biến dổi (ví dụ, logarit hoá) một hay hai vế trong hàm hồi quy để nhận được các kết quả dễ diễn giải hơn, đều có thể được sử dụng

4. Kết quả thử nghiệm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Khu vực nghiên cứu: Quận Thủ Đức, Quận Bình Thạnh, Quận 1
Mẫu điều tra: 350 đơn vị nhà đất giao dịch trên thị trường tại các quận nghiên cứu.
Biến phụ thuộc giá cả thị trường nhà đất
Biến độc lập được tổ chức thành 2 nhóm
– Nhóm biến phản ánh chất lượng nhà đất, diện tích khuôn viên, số tầng xây dựng.
– Nhóm biến phản ánh vị thế nơi ở, khoảng cách tới trung tâm thành phố, vị trí nhà mặt tiền hay trong hầm.
Mô hình giá bất động sản có dạng P=f(X1,X2,X3,X4) Trong đó:
P = Giá cả bất động sản
X1 = Diện tích khuôn viên
X2 = Số tầng xây dựng
X3 = Khoảng cách đến trung tâm thành phố X4 = Vị trí nhà đất mặt tiền hay trong hẻm
Mô hình này thông thường là hàm phi tuyến tương tự như hàm sản xuất cobb- douglas
Các kết quả hàm hồi quy cho toàn bộ mẫu Hệ số liên hệ R 0,895
R2 0,801
R2 hiệu chỉnh 0,798
Biến số
B
SE B
Beta
T
Sig T
Hằng số
5,271
0,195
27,045
0,000
X1
1,031
0,043
0,650
24,256
0,000
X2
0,420
0,041
0,275
10,369
0,000
X3
0,624
0,030
0,547
20,787
0,000
X4
-0,208
0,049
-0,115
-4,276
0,000
Đánh giá độ phù hợp của mô hình
Để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình sử dụng hệ số xác định R2 hiệu chỉnh. Hệ số này cho biết mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính được xây dựng với
tập dữ liệu nghiên cứu. Hệ số này càng gần 1 thì mô hình đã xây dựng càng thích hợp, ngược lại càng gần 0 thì mô hình kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu.
Kết quả tính toán cho thấy R2 hiệu chỉnh = 0,798 nghĩa là mô hình phù hợp với tập dữ liệu đến mức 79,8%. Hay 79,8% giá cả thị trường được dự báo bởi mô hình. Như vậy có thể khẳng định chất lượng mô hình đạt yêu cầu. Tuy nhiên cũng cần kiểm định xem các hiện tượng có thể làm giảm chất lượng mô hình đó là kiểm định giả thiết ý nghĩa của các hệ số hồi quy.
Kiểm định giả thiết và ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Các giả thiết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy được kiểm định thông qua tham số thống kê Sig T. Trong thống kê, giá trị Sig T cho biết mức độ tin cậy khi bác bỏ giá thuyết H0 : =0, giá trị Sig T càng nhỏ thì chứng tỏ giả thuyết H0 có thể bị bác bỏ với
độ tin cậy càng cao
Kết quả tính toán cho các giá trị Sig T tương ứng với hệ số hồi quy của các biến Xi =
0,000(itừ0đến4)chứngtỏgiảthuyết H0cóthểbịbácbỏvớiđộtincậyrấtcao (99%). Do đó có thể kết luận các hệ số hồi quy không thể bằng 0 với mức ý nghĩa
5% đã chọn cho kiểm định.
Kết quả xây dựng hàm hồi quy
P = 5,271 + 1,031X1 + 0,420X2 + 0,624X3 – 0,208X4 5. Kết luận
a) Vài nhận xét về kết quả nghiên cứu
Để thử nghiệm một lý thuyết, để giải thích sự biến thiên giá cả nhà đất trên quy mô toàn bộ thành phố Hồ Chí Minh bộ dữ liệu nghiên cứu này có thể chưa hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên ở một chừng mực nào đó, hàm hồi quy thực hiện về cơ bản đã thể hiện được những ý tưởng đặc trưng của lý thuyết vị thế – chất lượng. Điều chính yếu là những vấn đề cốt lõi mang tính lý thuyết quanh phương pháp định giá theo lý thuyết vị thế – chất lượng ít nhiều đã được kiểm chứng, hi vọng chúng sẽ cung cấp những gợi ý nhất định cho những bước đi tiếp sau này trong phân tích hồi quy giá bất động sản. Để hoàn thiện mô hình giá bất động sản và chất lượng nhà đất trên cơ sở đồ thị phần dư của giá nhà đất giao dịch thực tế và dự báo bởi hàm hồi quy kết hợp với công cụ GIS.
b) Các định hướng ứng dụng
Kết quả nghiên cứu cung cấp công cụ theo dõi thị trường bất động sản để đưua các chính sách hỗ trợ hoặc can thiệp bằng các biện pháp thị trường trong trường hợp cần bảo vệ các nhóm xã hội chịu thiệt thòi.
Trên cơ sở các quan điểm đã được kiểm chứng tiếp tục nghiên cứu phát triển cơ sở khoa học và hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của quy hoạch sử dụng đất đô thị nói riêng và quỹ đất đai nói chung.

Có thể bạn quan tâm