Phân loại chi tiết các loại Bất Động Sản

Từ kinh nghiệm của nhiều nước và kết quả nghiên cứu ở nước ta, bất động sản có thể phân thành ba loại: BĐS có đầu tư xây dựng, BĐS đầu tư xây dựng và BĐS sản đặc biệt.

· Bất động sản có đầu tư xây dựng gồm: BĐS nhà ở, BĐS nhà xưởng và công trình thương mại- dịch vụ, BĐS hạ tầng (hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội), BĐS là trụ sở làm việc v.v..

Trong BĐS có đầu tư xây dựng thì nhóm BĐS nhà đất (bao gồm đất đai và các tài sản gắn liền với đất đai) là nhóm BĐS cơ bản, chiếm tỷ trọng rất lớn, tính chất phức tạp rất cao và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Nhóm này có tác động rất lớn đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cũng như phát triển đô thị bền vững. Nhưng quan trọng hơn là nhóm BĐS này chiếm tuyệt đại đa số các giao dịch trên thị trường BĐS ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới.

· Bất động sản không đầu tư xây dựng: BĐS thuộc loại này chủ yếu là đất nông nghiệp (dưới dạng tư liệu sản xuất) bao gồm các loại đất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối, đất hiếm, đất chưa sử dụng v.v..

· Bất động sản đặc biệt là những BĐS như các công trình bảo tồn quốc gia, di sản văn hoá vật thể, nhà thờ họ, đình chùa, miếu mạo, nghĩa trang v.v.. Đặc điểm của loại BĐS này là khả năng tham gia thị trường rất thấp.

Việc phân chia BĐS theo 3 loại trên đây là rất cần thiết bảo đảm cho việc xây dựng cơ chế chính sách về phát triển và quản lý thị trường bất động sản phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta.

Trong giao dịch đầu tư hiện nay tại thị trường Việt Nam tạm thời chia làm 3 nhóm có khả năng giao dịch và áp dụng của từng vùng miền

Phân loại chi tiết các loại Bất Động Sản

Phần cứng

· Đất

– Hoang mạc chưa khai thác

– Rừng

– Ven sông/ven biển

– Nuôi trồng thuỷ hải sản/ao đầm

– Nông nghiệp/màu/trồng cây ngắn ngày

– Nông trại chăn nuôi

– Vườn/trồng cây lâu năm

– Sản xuất/Công nghiệp

– Thổ cư/ở đô thị

– Thương mại dịch vụ

· Công trình trên đất

– Nhà ở

+ Nhà hẻm/mặt tiền (phố), nhà liên kế

+ Chung cư/chúng cư (căn hộ) : có dạng bán và cho thuê ( căn hộ dịch vụ)

– Biệt thự : đơn lập, song lập, tứ lập …

+ Dinh thự

+ Lâu đài

+ Pháo đài, …

– Công trình thương mại

+ Cao ốc văn phòng : các chuẩn A, B, C …

+ Khách sạn : chuẩn 2 -6 Sao (quy định chuẩn sao), tuỳ theo các chuẩn sao mà mặc nhiên được kinh doanh các ngành ngành nghề khác như casino, Bar, massage, …

+ Trung tâm thương mại/ siêu thị

+ Bệnh viện tư/thẩm mỹ viện …

+ Trường học tư : từ giữ trẻ đến đại học

+ Nhà hàng tiệc cưới

+ Khu phức hợp : từ 2 chức năng trở lên, trong khu vực trong tâm thì tổ hợp phức hợp Căn hộ dịch vụ và khách sạn là mang lại hiệu quả đầu tư cao.

– Bất động sản du lịch

+ Các khu du lịch nhân tạo : Đại Nam, Suối Tiên, …

+ Khu du lịch sinh thái

+ Đảo : kinh tế đảo, du lịch đảo

– Đất sản xuất và công trình trên đất

+ Khu công nghiệp

+ Khu chế xuất

+ Kho /bãi

+ Cảng: hàng không/bộ/thuỷ

+ Xử lý rác thải

+ Nuôi trồng thuỷ hải sản

– Công trình hạ tầng

+ Cầu đường

+ Công viên, cảnh quanh

– Bất động sản đặt biệt

+ Công trình tôn giáo : Chùa/am, nhà thờ, đền thờ, mếu thờ …

+ Khu du tích

+ Khu bảo tồn, viện bảo tàng,

+ Khu nghĩa trang

· Trong lòng đất

– Công trình trong lòng đất

+ Bãi giữ xe,

+ Nhà kho,

– Khai thác trong lòng đất (mỏ)

+ Khoáng sản phi kim loại : các mỏ cát, đất sét, đá xây dựng, đá vôi, đá hoa cương…

+ Khoáng sản năng lượng : các than, đá phiến, khí đốt, dầu khí

+ Khoáng sản kim loại : các mỏ kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý.

+ Khoáng sản đá màu : các loại mỏ đá quý.

Phần mền : là phần chiếm đại đa số nhân lực tham gia

– Pháp lý
– Môi giới – Tư vấn
– Quản lý và khai thác bất động sản

Ngoài ra các loại hình sau sẫn xem là bất đông sản có liên quan

– Công ty : thiết kế, xây dựng, giám sát …

– Vật liêu xây dựng : đá, cát, xi măng, sắt/thép, …

Ý nghĩa của phân loại BĐS:

– Là cơ sở để Nhà nước có chính sách quản lý và sử dụng BĐS- loại tài sản có giá trị lớn, một cách hợp lý và có hiệu quả nhất về mặt kinh tế và xã hội. Sự khác nhau trong quản lý nhà nước đối với mỗi loại BĐS có mục đích sử dụng khác nhau là ở: giá quy định, thời gian sử dụng, cơ chế quản lý là giao hay cho thuê, được cấp hay phải mua,… Từ đó liên quan đến mức giá đền bù, tiền thuể phải nộp, quyền khai thác lợi ích từ BĐS như quyền được sửa chữa, xây dựng, quyền chuyển đổi mục đích…

– Đối với các nhà đầu tư: đó là cơ sở để người ta xem xét các cơ hội đầu tư, đánh giá một cách hợp lý giá trị BĐS, giảm thiểu rủi ro trong các quyết định đầu tư.

Có thể bạn quan tâm