Dịch vụ đăng bộ, sang tên, xin phép xây dựng, hoàn công tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Bạn mới giao dịch mua bán tài sản tại Thành Phố Thủ Đức,  cần được sang tên sổ hồng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất )?

 Bạn cần xin phép xây dựng, hoàn công tài sản của mình nhanh nhất để xử lý công việc? Tuy nhiên Bạn chưa nắm được quy trình cũng như chuẩn bị hồ sơ làm sao cho đúng và đủ thì hãy đọc bài viết duới đây để nắm rõ quy trình hiện tại. Để tránh mất thời gian cũng như công sức hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất về các thủ tục hiện tại theo số điện thoại 0904 102 539

Tư vấn pháp luật về điều kiện, nội dung thực hiện chuyển nhượng, tặng cho nhà đất: loại đất được chuyển nhượng, tặng cho, quyền và nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng; nghĩa vụ tài chính các bên phải thực hiện;
– Tư vấn thời gian thực hiện thủ tục trên cơ sở yêu cầu của khách hàng;
– Tư vấn hồ sơ, trình tự thủ tục thực hiện tặng cho, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận;
– Hỗ trợ soạn thảo, ký kết hợp đồng nhà đất;
– Thay mặt khách hàng thực hiện các công việc: chuẩn bị hồ sơ, nộp, nhận kết quả hồ sơ, kê khai nộp các khoản thuế, phí, lệ phí;
– Theo dõi hồ sơ và các thông báo trả lời của các cơ quan liên quan;
– Nhận kết quả Giấy chứng nhận. 

 Đăng bộ sang tên là gì? Tại sao phải đăng bộ khi mua bán nhà đất

Đăng Bộ Nhà Đất ( sổ hồng,sổ đỏ ) Thành phố Thủ Đức là quá trình cập nhập sang tên mới của người mua lên trên sổ hồng trước khi đăng bộ thì tiến hành thủ tục công chứng mua bán,cho tặng,thừa kế và sau đó tiến hành đăng bộ tại UBND Thành phố Thủ Đức để người mua hay người được tăng cho,thừa kế có quyền quyết định mua bán tặng cho hoặc xây dựng và sử dụng sau này.

Quy trình và hồ sơ cần phải chuẩn bị để Đăng bộ sang tên tài sản

Bước 1: Đăng bộ sang tên cần chuẩn bị những hồ sơ gì?

Người nộp hồ sơ chuẩn bị 2 bộ hồ sơ (gồm hồ sơ đăng bộ và hồ sơ khai thuế) nộp đến bộ phận một cửa của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Thành phố Thủ Đức.
Hồ sơ đăng bộ cơ bản gồm các loại giấy tờ sau:
– Đơn đăng ký biến động (mẫu 09/ĐK);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ hồng, sổ đỏ);
– Tờ lệ phí trước bạ;
– Hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất đã công chứng (bên nhận chuyển nhượng);
– Bản sao CMND + Hộ khẩu các bên;
– Cùng một bộ hồ sơ photo các giấy tờ nêu trên.
Hồ sơ khai thuế cơ bản gồm các loại giấy tờ:
– Tờ khai lệ phí trước bạ;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
– Tờ khai thuế sử dụng đất (đã có xác nhận của phường);
– Bản sao Giấy chứng nhận;
– Bản sao tờ lệ phí trước bạ;
– Hợp đồng mua bán (bản chính + bản sao).
Sau khi tiếp nhận hồ sơ trên, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thành Phố Thủ Đức sẽ có giấy hẹn người nộp hồ sơ để nhận thông báo nộp thuế.

Bước 2: Nộp thuế tại Kho bạc nhà nước Thành Phố Thủ Đức

Sau khi có thông báo thuế, người nộp hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính tại Kho bạc nhà nước Thành Phố Thủ Đức.

  • Thuế Mua Bán Chuyển Nhượng : thuế thu nhập cá nhân 2% ( giá trị tài sản hoặc do nhà nước định ) , Thuế trước bạ 0,5% ( giá trị tài sản hoặc do nhà nước định )
    Thuế Mua Bán Chuyển Nhượng : được miễn nếu là tài sản duy nhất trên lãnh thổ Việt Nam
    Thuế tặng cho được miễn thuế nếu là ruột thị

Sau khi nộp thuế xong, người nộp hồ sơ nộp lại biên lai đóng thuế, phí cho Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Thành Phố Thủ Đức.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Thành Phố Thủ Đức sẽ có giấy hẹn để nhận sổ.

Thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Thành Phố Thủ Đức

Những trường hợp xây dựng nhà ở phải có giấy phép xây dựng

1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

(3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa.

(4) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô từ 07 tầng trở lên.

Hồ sơ cần chuẩn bị để xin giấy phép xây dựng

– Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;

– Bản sao những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;

– 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy, chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật xây dựng có yêu cầu, gồm:

– Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí của công trình;

– Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình xây dựng;

– Bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp, thoát nước, cấp điện;

– Trường hợp có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề đó.

– Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề hoặc đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu nêu trên thì hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận (điều 11 Thông tư 15/2016/TT-BXD).

Thủ tục xin giấy phép xây dựng tại Thành Phố Thủ Đức

Bước 1: Nộp hồ sơ

Chủ đầu tư (hộ gia đình, cá nhân) nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

– Người tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.

– Nếu hồ sơ đầy đủ, đúng quy định thì ghi giấy biên nhận và trao cho người nộp.

– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa đúng thì hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3: Giải quyết yêu cầu

Bước 4: Trả kết quả

Mức phạt khi không có giấy phép xây dựng

Căn cứ khoản 5 Điều 15 Nghị định 139/2017/NĐ-CP, trường hợp phải có giấy phép nhưng không có giấy phép xây dựng sẽ bị xử phạt hành chính như sau:

(1) Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với trường hợp nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc xây dựng công trình khác không thuộc trường hợp (2).

(2) Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ tại đô thị.

Ngoài việc bị phạt tiền thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải dừng thi công và có thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản để thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng, nếu quá thời hạn 60 ngày mà không xuất trình được giấy phép xây dựng thì bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ

Hoàn công là gì? Tại sao phải hoàn công?

Hoàn công hay hoàn công xây dựng hay hoàn thành công trình là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình nhà cửa nhằm xác nhận sự kiện các bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Hoàn công có ý nghĩa là điều kiện để được cấp đổi lại sổ hồng trong đó thể hiện những thay đổi về hiện trạng nhà đất sau khi thi công.

Thực tế nếu không hoàn công thì ngôi nhà vẫn có sổ hồng (chứng nhận quyền sử dụng đất). Vậy giữa hai sổ hồng hoàn công và sổ hổng chưa hoàn công khác nhau như thế nào?

Về hình thức: sổ hồng chưa hoàn công chỉ thể hiện ranh giới, diện tích đất, vị trí thổ cư( nếu có). Còn sổ hoàn công thì sẽ có thể hiện mặt bằng từng tầng.
Về giá trị: sổ hồng đã hoàn công là giấy tờ khẳng định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà trên đất đó. Còn với sổ hồng chưa hoàn công, pháp luật chỉ công nhận quyền sở hữu đất. Ngôi nhà trên mảnh đất đó không có giá trị pháp luật.

Nhà đã hoàn công có giá trị như thế nào?

Khi nằm trong quy hoạch: nhà có hoàn công sẽ được đền bù phần đất và giá trị ngôi nhà. Trong khi nhà không hoàn công sẽ không được đền bù hoặc đền bù rất thấp.
Thế chấp, vay vốn ngân hàng: vì thủ tục hoàn công là việc xác nhận tài sản gắn liền trên đất. Nên khi thế chấp sẽ được định giá cao hơn so với nhà không hoàn công.
Mua bán bất động sản: nhà đã hoàn công sẽ bán được giá cao và thuận lợi hơn vì tính pháp lý được đảm bảo.

Hồ sơ cần chuẩn bị để làm thủ tục hoàn công tại Thành Phố Thủ Đức

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ( sổ hồng , sổ đỏ) : 1 bản chính + 1 bản sao y

Thông báo nộp lệ phí trước bạ (theo giấy chứng nhận) : 1 bản chính + 1 bản sao y

CMND + hộ khẩu (người đứng tên trên sổ đỏ ): 2 bản sao y

Bản vẽ xin phép xây dựng và giấy phép xây dựng đã được cơ quan nhà nước ký duyệt: 1 bản chính + 1 bản sao y

Đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận ( đối với trường hợp cập nhật tài sản cấp đổi luôn sổ mới): 2 đơn

Đơn đăng ký biến động (đối với trường hợp cập nhật tài sản lên trên sổ hiện có) : 2 đơn

Tờ khai nộp lệ phí trước bạ : 2 tờ

Tờ khai nộp tiền sử dụng đất : 2 tờ

Tờ khai tường trình nguồn gốc nhà đất (đối với công trình nhà ở xây dựng theo dự án hoặc xây dựng không phép) : 2 tờ

Hợp đồng thi công điện hoặc nước (đối với công trình xây dựng theo dự án) : 2 bản sao y

Bản vẽ sơ đồ hiện trạng vị trí hoàn công đã được nhánh văn phòng đăng ký đất đai quận huyện kiểm duyệt : 2 bản

Hoàn công không khó hay cần kinh nghiệm chuyên môn gì cả, chỉ cần nộp hồ sơ đầy đủ như trên là gia đình có thể hoàn công, vấn đề ở đây là thời gian nên chủ đầu tư chỉ cần tìm đúng đơn vị thi công có năng lực đảm bảo thi công đúng quy định pháp luật, chất lượng thi công và tiến độ thi công nhà mà thôi. Liên hệ Zim Nguyễn để được tư vấn thủ tục nhanh nhất

ZIM NGUYỄN

NIỀM TIN TỪ THỰC TẾ

Email: info@zimnguyen.com

Hotline: 0904102539

Có thể bạn quan tâm