Bài trí nhà ở và trang trí không gian nhà ở theo phong thủy
Đối với trường hợp căn nhà chật hẹp hay trong một nhà ghép nhiều hộ, mỗi gia đình có khi chỉ được một khoảng không gian sử dụng cho nhiều chức năng khác nhau. Làm sao có thể đảm bảo điều kiện sinh hoạt thoải mái và vẫn có một trường khí tốt cho nơi ăn chốn ở? Ngay cả khi nhà rộng, vẫn cần có có những không gian đa năng bên cạnh không gian riêng biệt để đáp ứng các nhu cầu phong phú khác nhau.
Nội dung bài viết
Xác định vị trí trong không gian nhà ở để đặt phòng đa năng
Đối với nhà tương đối rộng, phòng đa năng thường nằm tại trung tâm ngôi nhà. Có vai trò gần giống phòng sinh hoạt chung nhưng thực ra đôi khi còn được tận dụng làm phòng ngủ khi nhà có khách đột xuất, làm phòng thờ hoặc làm thư phòng – chỗ đọc sách, học tập của cả gia đình ngoài các phòng ngủ riêng biệt vốn có. Phòng đa năng do đó trở thành nơi trung hòa khí của nhiều đối tượng, lứa tuổi, giới tính khác nhau trong nhà. nếu nối được với các hành lang hoặc cầu thang thì rất tốt, tránh tình trạng xuyên qua phòng khác
Đối với nhà diện tích hẹp hoặc căn hộ chung cư kiểu một phòng, đây là chỗ sinh hoạ chủ yếu. Có nhà đặt cả bếp trong này và như thế khá bất lợi vì bếp thải ra thán khí, khoái bụi không tốt cho sức khỏe. Cần phải dùng vách ngăn, máy hút khói khử mùi và nếu có thể thì thay đổi cao độ để bếp trở nên kín đáo và hiệu quả hơn.
Phòng ăn phải tránh luồng gió lùa và đừng kế cận với cửa phòng vệ sinh, nếu có phải làm không gian đệm. Cũng không nên đặt bàn ăn dưới gầm hoặc bên cạnh cầu thang (nhất là cầu thang xương cá vì dễ bị bụi và luồng khí di chuyển lên xuống mất ổn định).
Bố trí phòng ăn theo phong thủy
Nơi ăn uống trong nhà không chỉ đảm bảo sức khỏe mà còn là nơi sum họp gia đình, gắn kết các thành viên. Do mưu sinh bận rộn, nhiều gia đình chỉ thực sự gặp gỡ đông đủ các thế hệ vào bữa ăn, do đó trường khí của phòng ăn cần phải được đảm bảo ổn định và mang tính trung hòa đối với mọi thành viên. Điều kiện chật hẹp dẫn đến nhiều nhà đặt phòng ăn chung với phòng bếp hay phòng khách. Tuy nhiên dù theo cách nào, bàn ăn hoặc rộng hơn là phòng ăn cũng cần theo một số nguyên tắc bài trí cơ bản.
Vị trí hợp lý của phòng ăn trong nhà là ở khoảng giữa bếp và phòng khách. Vì là nơi sử dụng không nhiều nhưng lại điều đặn mỗi ngày nên bàn ăn đừng quá xa bếp để thu ngắn khoảng cách đi lại để dọn dẹp và bưng bê. Ở các xứ lạnh, người ta thích bố trí bàn ăn trong bếp để được ấm áp, nhưng ở xứ nhiệt đới nóng ấm như ta cần xem xét kỹ. Có chăng là khu vực đặt bàn soạn kết hợp với chỗ ăn nhẹ buổi sáng hoặc tối, còn bàn ăn lớn vẫn nên cách quãng với bếp bằng tủ kệ hay mặt bar là hợp lý nhất. Cũng không nên chường ra ngoài phòng khách nhiều quá vì sẽ gặp bất tiện khi có khách đến đúng bữa ăn. Có thể dùng tủ ly hoặc vách ngăn, bình phong để ngăn chỗ ăn với chỗ tiếp khách.
Không nên sử dụng nhiều màu đỏ (Hỏa) trong bàn ăn, khi kế bên đã là hỏa của bếp. Hỏa vượng quá sẽ gây nóng nực. theo thuyết Ngũ hành tương sinh tương khắc, những vật hoặc góc tường nhọn (hình tượng trưng cho hành Hỏa) cũng không nên dùng tại bàn ăn có thể gây nguy hiểm cho trẻ em. Tốt nhất là sử dụng bàn tròn (Kim) hoặc vuông (Thổ) cũng như dùng các màu trắng (Kim) vàng (Thổ) và cả màu đen (Thổ) là phù hợp cả về phong thủy lẫn thực tế sử dụng. Không sơn tường hoặc dùng vật dụng, khăn bàn … nhiều màu xám hoặc tím vì sẽ làm biến sắc món ăn và gây cảm giác lạnh lẽo.
Trong phòng ăn không nên đặt các thiết bị giải trí như TV, Karaoke hay vi tính vì dễ làm thiếu tập trung (nhất là đối với trẻ em) trong lúc ăn uống gây mật vệ sinh. Ánh sáng trong phòng ăn nên là ánh sáng gián tiếp không chói lọi nhưng giữa bàn ăn phải có đèn chụp sáng rõ hoặc đèn điểu chỉnh độ cao. Có thể treo những trang tĩnh vật nhẹ nhàng và trang trí thêm cây cảnh để kích thích tiêu hóa, tạo không khí vui tươi.
Xây dựng tường nhà
Là bộ phận xây cất chủ yếu của mỗi ngôi nhà, những bức tường không chỉ tạo ra bộ măt bên trong mà còn là hệ thống bảo vệ và phân chia không gian bên trong. Do vậy việc bố trí tường hợp lý góp phần quan trọng nâng cao trường khí của nhà cũng như cải thiện tốt sức khỏe và tâm lý của người sử dụng
Trước đây, tường dùng để chịu lực là chính nên xây khá dày, việc trổ cửa phải tránh làm yếu đi khả năng chịu lực. Điều này cần lưu ý khi mua – sửa chữa các nhà cũ theo kiểu Pháp hoặc dạng nhà “chú Hỏa”. Ngày nay, khung bê tông cốt thép cho phép bố trí tường linh hoạt và tường không giữ việc chịu lực nữa. Nhưng cũng luôn phải cẩn trọng đối với những bức tường biên, tường thu hồi mái hoặc tường rào xây cao. Đối với tường thu hồi mái nhất thiết phải có đà giằng và có mũ che đỉnh tường để bảo đảm an toàn, chóng tải trọng gió và các tác động bên ngoài làm hư hại tường (Hình 1) Tường rào xây phải có móng đà kiềng để tránh lún sụp. Không xây tường quá dài (hơn 4m) trên mặt đất mà không có cột, hoặc quá cao (hơn 3m mà không có giằng).
Để có một tường khí tốt
Tường màu sáng phản xạ ánh sáng tốt, giảm được việc hút nhiệt, nên các phía nhà phơi ra nắng nóng (phía Tây) cần sơn tường ngoài màu nhạt và sáng. Trong khi đó, tường màu tối hấp thụ ánh sáng và nhiệt nhiễu nên những căn phòng rộng và trống trải có thể sử dụng tường bên trong màu sậm để giữ không khí ấm cúng.
Khi có hai bức tường song song nhau ở một khoảng cách hẹp, nên trổ cửa hoặc lỗ thông gió một bên để tránh trìng trạng “sơn xuyên” (hút gió qua vách nén hẹp) gây ra gió lùa không tốt (hình 2). Tường ngăn cũng là biện pháp giảm luồng gió – khí thổi mạnh vào nhà. Những ngôi nhà ở trong vùng gió mạnh hoặc có đường đâm thẳng vào thường hay dùng tường ngăn (hoặc rào cây xén) phía trước sẽ chuyển hướng gió thành chữ S. Luồng khí bị chận lại sẽ không phát tán mà phân bố đều hơn, tốt hơn cho người cư ngụ trong nhà (hình 3).
TƯỜNG HOA VÀ TƯỜNG DI ĐỘNG
Tường hoa là những bức tường có dùng làm thông gió, gạch lỗ thông gió bố trí thành mảnh lớn, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt độ nóng ẩm và vừa giảm được bức xạ mặt trời mà vẫn thông thoáng. Sử dụng tường hoa cần chú ý đến tính an toàn (có thể có khung thép bảo vệ) và tránh hướng mưa tạt mạnh hoặc có nhiều bụi. Những bức tường lớn bằng kính hoặc gạch thủy tinh cũng khá hiện đại nhưng cần chú ý khả năng mở được khung kính hoặc khe thoát gió để tránh tù hãm khí.
Những không gian làm việc, tiếp khách hoặc đa năng có thể dùng tường di động bằng vật liệu nhẹ, khi cần điều chỉnh dễ dàng theo số lượng người và tính chất sử dụng. Các vách ngăn nhẹ hay thậm chí bình phong làm bằng khung gỗ, nhôm, sắt, vải … có thể sử dụng linh hoạt vừa che được các tầm mắt tò mò, vừa điều chỉnh ánh sáng, thông gió và trang trí cho chủ nhà tuỳ vào hoàn cảnh sinh hoạt cụ thể.
* Khí khẩu – khí đạo: là miệng hút khí và đường dẫn khí trong mỗi ngôi nhà. Nếu cửa đi đóng vai trò quan trọng là hướng dẫn luồng khí thì cửa sổ mở ra nhằm mục đích tạo miệng hút khí (bổ sung cho cửa đi) và thưởng ngoạn cảnh vật bên ngoài. Việc đảm bảo góc nhìn, góc quan sát đẹp cho cửa sổ sẽ nâng cao chất lượng môi trường ở. Nếu ngoài cửa sổ không có cảnh quan đẹp thì cần tạo tiểu cảnh kế cận để đưa thiên nhiên vào gần với người sử dụng